Đời Sống Giáo Dục

Liệu bạn có biết những  thư viện được mệnh danh là  lớn nhất thế giới 

4 phút, 2 giây để đọc.

Thư viện dường như đã khá quen thuộc với chúng ta và đây cũng  là nơi mà rất nhiều người yêu sách thích đến. Ở nơi đây, cho bạn nhiều thứ một cách miễn phí như cho ta nhiều kiến thức, tri thức được tích lũy. Nếu bạn đã từng có câu hỏi những thư viện lớn nhất thế giới liệu có nhiều không và không biết nó như thế nào thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Top thư viện lớn nhất thế giới mà ai cũng ngưỡng mộ

Thư viện quốc hội Hoa Kỳ Mỹ

Khối lượng sách ở thư viện giáo dục quốc hội Hoa Kỳ là hơn 30.000.000 đầu sách. Đây thực sự là thư viện rất lớn ngoài số lượng sách khổng lồ và với đủ các kiểu ngôn ngữ trên thế giới. Thư viện quốc hội Hoa Kỳ được xây dựng vào năm 1800, đây cũng là thư viện mà diễn viên gạo cội Hollywood Nicholas Cage tìm kiếm cuốn sách bí mật đi tìm kho báu trong bộ phim Kho báu quốc gia II. Rất nhiều các tác phẩm phim đã xuất hiện thư viện này.

Thư viện sách lớn nhất thế giới này sở hữu bộ sưu tập sách có một không hai. Khi chiến tranh xảy ra thì các bộ sách quý đã bị bán đi. Thế nhưng nhờ có Tổng thống Thomas Jefferson đã nhượng lại cho thư viện bộ sưu tập sách của ông, với số lượng lên đến 6.457 cuốn.

Thư viện quốc gia Trung Quốc Châu Á

Với châu Á, thư viện này thuộc hàng lớn nhất. Thư viện quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sở hữu khoảng 26,3 triệu đầu sách, nổi tiếng là nơi lưu trữ số lượng tài liệu và các bản thảo viết tay về lịch sử Trung Quốc hàng đầu thế giới.

Năm 1909, Nhà Thanh thành lập thư viện này, nhưng mãi cho đến năm 1912, sau cách mạng Tân Hợi, nó mới chính thức đi vào hoạt động. Các cuốn sách ở đây có rất nhiều những bản thảo cổ đại. Có cả ghi chép tay, ghi chép trên xương và mai rùa riêng của mình. Cùng các cuốn sách và sách thực hành với khoảng 115 loại ngôn ngữ khác nhau. Đây thực sự là một kho tàng đáng ngưỡng mộ.

Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga

Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga nằm ở thành phố Saint Petersburg được chính phủ Liên bang Nga trao đặc quyền sưu tầm sách và các công trình nghiên cứu trên toàn quốc. Thư viện được Sa Hoàng Peter đệ nhất tài trợ năm 1714, và vào năm 1774, nó được quyền sao chép miễn phí mọi bản thảo, công trình nghiên cứu của bất cứ viện khoa học hay cá nhân nào.

Con số đầu sách hiện nay đã lên tới 20.000.000. Trong vụ cháy, số lượng lớn sách đã bị thiêu hủy. Người ta cũng chưa thống kê được hết chính xác số lượng sách được khôi phục sau các vụ hỏa hoạn. Thư viện chỉ mở cho các đối tượng là công nhân viên chức là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga. Và những người học cao với nguồn tài liệu là các bản ghi chép về các tổ chức từ thiện. Giới khoa học, nhà văn và những nghiên cứu của công dân Nga.

Thư viện đại học Harvard – thư viện sách lớn nhất thế giới

Harvard là một trong những trường đại học danh tiếng vào bậc nhất thế giới. Trường có thư viện đại học lớn nhất thế giới. Thư viện của đại học Harvard với hơn 15 triệu đầu sách là thư viện trường đại học lớn nhất thế giới. Và đứng thứ tư trong số năm “đại thư viện” (mega-library) của thế giới. (sau Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Anh Quốc và Thư viện quốc gia Pháp).

Hệ thống Thư viện Đại học Harvard có trung tâm là Thư viện Widener tại Harvard Yard. Với hơn 80 thư viện riêng lẻ chứa hơn 15 triệu đầu sách. Thư viện không chỉ thu hút bạn về kiến trúc cầu kỳ, lãng mạn. Và đồ sộ mà còn bởi sự hữu ích vì đã có công cung cấp thông tin. Kiến thức cho các chuyên gia đã từng thành công trong rất nhiều lĩnh vực. Đã có nhiều nhà phát minh, khoa học nổi tiếng nhờ tham khảo. Nghiên cứu kho tàng sách giá trị nơi đây. Trên đây là những thư viện lớn nhất thế giới. Nếu có cơ hội hãy thử đến khám phá 1 lần nhé!

Trích dẫn từ Caodangyduochcm.vn

Phan Nhàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.