Công Nghệ Số Thế Giới Số

Công Nghệ Camera Điện Thoại Vượt Qua Máy Ảnh Truyền Thống?

4 phút, 35 giây để đọc.

Công nghệ của camera trên điện thoại đang trở thành tính năng chính để cạnh tranh của những điện thoại mới ra mắt. Đặc biệt là ở dòng cao cấp. Người dùng chọn mua điện thoại cũng chủ yếu sẽ chọn chụp ảnh đẹp làm tiêu chí đầu tiên. Các chuyên gia công nghệ, nhiếp ảnh gia giờ đây cũng đã công nhận chất lượng hình ảnh trên điện thoại đang tiệm cận hơn những máy ảnh cao cấp truyền thống.

Lợi thế của camera điện thoại hiện nay

Khi mà thiết bị điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu của nhịp sống hiện đại, mọi người đều mang điện thoại bên mình. Cùng với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là việc tích hợp AI và các thuật toán vào máy ảnh trên điện thoại. Đã giúp các thao tác chụp ảnh dễ dàng và thân thiện với người dùng hơn. Kể cả những người không có kinh nghiệm vẫn có thể chụp được các bức ảnh đẹp.

So với một chiếc máy ảnh truyền thống, việc chụp được một bức ảnh đẹp tương đối phức tạp với đa số người dùng. Trong khi điện thoại chỉ đơn giản nhấn chụp. Mọi thứ đã có phần mềm trí tuệ nhân tạo xử lý.

Giới hạn điện thoại đang được gỡ bỏ

Việc ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại để chụp ảnh. Đã giúp tính năng camera trên điện thoại thành một điểm quan trọng mà các hãng không thể bỏ qua. Sau các cuộc đua cấu hình, thiết kế, tính năng… Thì nay các điện thoại cạnh tranh nhau ở tính năng công nghệ camera. Nhờ đó các giới hạn trên điện thoại đang dần được gỡ bỏ.

Quan tâm hơn đến tính năng camera trên điện thoại

OPPO là một trong những hãng tiên phong cải tiến chất lượng camera để biến chúng thành ưu thế cạnh tranh. Từ điện thoại Find 5, OPPO đã thu hút được sự chú ý của người dùng. Chính bởi chất lượng hình ảnh từ camera dù không được trang bị ống kính “hàng hiệu” như máy ảnh nhưng vẫn chụp được các bức hình chất lượng.

Năm 2015, Panasonic cũng giới thiệu chiếc điện thoại CM1 được trang bị cảm biến 1 inch, sử dụng ống kính Leica. Nhưng họ không thành công, bởi ngoại hình không khác với máy ảnh và kích thước to.

Nâng cấp chất lượng công nghệ camera cho điện thoại

Ngoài kích thước cảm biến thì chất lượng ống kính đã được cải thiện đáng kể. Nokia là hãng điện thoại đầu tiên kết hợp với Carl Zeiss. Tiếp theo sau đó là Sony cũng dùng ống kính Carl Zeiss trên điện thoại của mình. Mới nhất là Huawei kết hợp với hãng máy ảnh Leica để chuẩn hóa hình ảnh trên điện thoại. Giống như 1 chứng minh về chất lượng hình ảnh của dòng điện thoại P Series.

Các hãng điện thoại như Samsung, OPPO, Xioami, LG… dù không liên kết với các hãng máy ảnh. Nhưng họ cũng không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng hình ảnh theo cách riêng để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Tính năng công nghệ hiện đại giúp thao tác chụp ảnh đơn giản, cho chất lượng tốt đối với nhu cầu những người dùng không chuyên

Cách đây vài năm Apple lần đầu tiên giới thiệu điện thoại 2 camera có khả năng zoom quang 2x hỗ trợ các thuật toán chụp chân dung. Điều này mở ra một cuộc đua mới ở các hãng điện thoại. Các điện thoại mới nhất của OPPO, Huawei, Samsung… sau đó đã được hỗ trợ zoom quang 2x,3x, 5x ..Họ kết hợp với thuật toán mở rộng lên đến 10x nhưng chất lượng hình ảnh lại không bị suy giảm nhiều.

Lấy ví dụ tính năng chụp chân dung và chụp ảnh đêm. Nếu chụp bằng máy ảnh người dùng cần phải có ống kính phù hợp, kinh nghiệm và kỹ thuật mới chụp được. Nhưng với điện thoại, chỉ cần chọn chế độ và chụp. Việc còn lại các thuật toán sẽ xử lý.

Nhiều trường hợp các bức ảnh được chụp bằng camera điện thoại đã gây ấn tượng với các nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm.

Sẽ tiếp tục cải tiến để cạnh tranh 

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đôi khi phải vất vả để biết được bức ảnh nào được chụp bằng điện thoại, bức ảnh nào chụp bằng máy ảnh. Nhiều thử nghiệm phân biệt đâu là bức ảnh được chụp bằng điện thoại hoặc máy ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia đã cho rằng bức ảnh được chụp bằng điện thoại được chụp bằng máy ảnh fullframe. Bởi vì ảnh chụp bằng điện thoại có nhiều chi tiết, ít nhiễu và màu sắc đẹp hơn.

Các điện thoại cũng đang khắc phục các điểm yếu cố hữu. Đầu tiên là việc khử nhiễu bởi giới hạn vật lý cảm biến quá nhỏ trong khi vẫn phải mang độ phân giải gần như gấp đôi. Ống kính và chất lượng ống kính khi zoom vẫn cần được cải tiến. Giống như độ méo của ảnh, xóa phông… dù AI vẫn đã làm khá tốt việc này nhưng chưa thể so với ống kính của máy ảnh.

Nguồn: Thế giới số

Thực Tế Ảo Tăng Cường, Trải Nghiệm Công Nghệ Tương Lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.