Câu chuyện văn hóa và nghệ thuật trong thời kỳ hội nhập
Đời Sống Văn Hóa

Câu chuyện văn hóa và nghệ thuật trong thời kỳ hội nhập

4 phút, 7 giây để đọc.

Câu chuyện hội nhập luôn là câu chuyện được bàn luận  nhiều trong thời gian gần đây. Hội nhập không chỉ hội nhập về kinh tế hay khoa học kỹ thuật. Mà chúng ta cần hội nhập cả về văn hóa nghệ thuật để có sự phát triển toàn diện. Hiện nay nước ta có rất nhiều nét văn hóa cũng như nghệ thuật đáng quý. Và cần được gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Bước đầu để hội nhập với thế giới

Văn hóa – nghệ thuật là một lĩnh vực vô cùng quan trọng, mang trong mình những nét truyền thống lâu đời. Những bản sắc vốn có tạo nên nét riêng biệt và độc đáo của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng thế, để giữ gìn được nét đẹp truyền thống ấy, bao thế hệ cha ông. Những người con đất Việt đã phải gồng mình, hy sinh, trải qua bao mất mát, đau thương, khó khăn trùng trùng bởi các cuộc xâm lăng.

Chính vì vậy, trước con đường hội nhập đầy gian nan, thử thách, văn hóa – nghệ thuật phải tự vươn mình, truyền bá, tiếp thu và sáng tạo để hội nhập, đồng thời giữ gìn và phát huy sao cho không bị hòa tan. Hội nhập là con đường đầy thử thách, nhưng cũng không ít thời cơ để nghệ thuật vươn mình

Tuy đây là một con đường đúng đắn, phù hợp với xã hội hiện nay nhưng không hề đơn giản. Mà ẩn chứa trong đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Vì thế việc chớp thời cơ, loại bỏ thách thức luôn là vấn đề cần được góp sức và đồng lòng.

Văn hóa – nghệ thuật hội nhập toàn diện phát triển

Từ những tin tức thực tế có thể nhận biết được, quá trình sáng tạo nghệ thuật đương đại và đóng góp của quá trình đó vào việc nâng cao tiến bộ về văn hóa và kinh tế ít được công nhận. Tuy nhiên, nhờ có những con người đầy tài năng, sáng tạo và nhiệt huyết với văn hóa dân tộc truyền thống như nghệ sĩ Trần Lương, nghệ sĩ Quỳnh Phạm, …và rất nhiều nghệ sĩ khác mới có thể tạo ra được tiếng vang lớn cho nghệ thuật đương đại ở nước ta hiện nay. Thậm chí, nghệ thuật đương đại đã trở thành một kênh hội nhập mang bản sắc riêng, có đẳng cấp khác biệt và đem lại thu nhập cho chính nền kinh tế của Việt Nam.

Có thể nói truyền thống là sự cần đối với mỗi người nghệ sĩ. Nhưng nếu không có bản lĩnh thì truyền thống chỉ là cái cớ cho sự cổ hủ và thiếu tinh thần ham học hỏi. Chính vì vậy, trong quá trình hội nhập của văn hóa – nghệ thuật. Người thông minh thì cần phải nhận biết được cái hay cái dở. Cái phù hợp với mình và cái không phù hợp với mình. Cái hay thì phát huy và sáng tạo, cái dở thì loại bỏ và sửa đổi. Có như vậy, văn hóa – nghệ thuật mới thực sự tiến bộ.

Văn hóa – nghệ thuật cần hội nhập một cách toàn diện

Bên cạnh nghệ thuật đương đại, phim ảnh Việt Nam cũng đã có những sự thay đổi mới đầy sáng tạo. Theo tin tức điện ảnh, phim Việt Nam ngày nay đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Với nhiều thể loại đa dạng, phong phú, không chỉ là những bộ phim tài liệu hào hùng. Những bộ phim hoạt hình nhí nhảnh, phim ảnh Việt Nam gần đây còn có sự hợp tác nước ngoài. Ví dụ như Tuổi thanh xuân (gồm 2 phần, có sự hợp tác với Hàn Quốc) đem lại làn gió mới cho phim Việt Nam.

Ngoài ra, mỹ thuật Việt Nam cũng đang hội nhập mang tinh thần hào hứng và sôi động. Hàng tháng, có tới hàng trăm triển lãm nghệ thuật. Hàng nghìn họa sĩ sáng tác, gallery hoạt động. Cho thấy sự sôi động và hào hứng của nền mỹ thuật nước nhà. Không chỉ thế, nhiều họa sĩ trẻ còn đưa tác phẩm của mình đi triển lãm. Và trao đổi nghệ thuật với nhiều nước trên thế giới hàng năm. Thông qua những hoạt động đó, các họa sĩ có điều kiện cảm nhận. Tiếp thu và sáng tạo cho mình những tác phẩm tuyệt vời hơn nữa.

Tuy nhiên, văn hóa – nghệ thuật Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém về ý tưởng nội dung và tư duy sáng tạo. Chính vì thế, muốn hội nhập hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần nỗ lực phát huy và học hỏi hết mình. Tiếp xúc nhiều hơn với thế giới để tư duy sáng tạo được rèn luyện và bồi đắp mỗi ngày.

Phan Nhàn

Trích dẫn từ Bacninhtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.