Xuất khẩu dệt may 2021 liệu sẽ khởi sắc?
Thị Trường Thông Tin Doanh Nghiệp

Xuất khẩu dệt may 2021 liệu sẽ khởi sắc?

3 phút, 55 giây để đọc.

Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vừa trải qua một năm đầy sóng gió; thậm chí có lúc mấp mé trên bờ vực phá sản. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp này còn kỳ vọng đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2021 đạt 39 tỷ USD.

Một năm sóng gió

“Có lẽ chúng tôi là DN chịu tổn thất nhất trong số các đồng nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam”; là câu chia sẻ của ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT công ty CP May Sông Hồng khi nói về năm 2020.

Đó là biến cố khi đối tác lớn của công ty ở Mỹ nộp đơn phá sản; trong khi May Sông Hồng còn khoảng 220 tỷ đồng chưa thu về. Ông Thịnh chia sẻ: ” Đó là một tin thật sự khủng khiếp”. “Dịch bệnh đã lấy đi của chúng tôi, tuy không phải là tất cả nhưng mất rất nhiều và rất đau”, ông nói.

Xuất khẩu dệt may 2021 liệu sẽ khởi sắc?

Ứng phó với khủng hoảng, tất cả các Quỹ dự phòng tài chính và vốn chủ của DN này trên 1.300 tỷ đồng đều được kích hoạt; và sẵn sàng ở mức tối đa để ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đến phút này thì ông Thịnh đã có thể thở phào nhẹ nhõm; khi mà nhịp sống và làm việc của May Sông Hồng đã trở lại bình thường.

Đại diện một DN dệt may khác, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG kể; trong bối cảnh “ăn đong” đơn hàng, nhận thấy nhu cầu mới từ thị trường; TNG đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để xuất khẩu (XK). Dịch COVID-19 đã giúp DN này đẩy mạnh mảng ODM (tự phát triển thiết kế và nguyên vật liệu); và OBM (tự phát triển thương hiệu).

Đặc biệt, COVID-19 cũng là động lực giúp TNG tích cực liên kết với các DN khác ở Việt Nam; để chủ động được hơn 70% nguyên vật liệu cho các sản phẩm y tế.

Xuất khẩu dệt may 2021 chưa hết khó

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2020, ngành dệt may đã nhanh chóng thích nghi với các điều kiện thị trường, đảm bảo duy trì sản xuất, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động. Kim ngạch XK của toàn ngành dệt may năm 2020 ước đạt 35,27 tỷ USD; giảm 9,29% so với năm 2019. Tuy nhiên, đây vẫn là mức rất tích cực trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm tới 25%.

Theo dự báo, thị trường dệt may phục hồi nhu cầu về mức của năm 2019; sớm nhất là quý II/2020 và chậm nhất là quý IV/2023. Vì vậy, 2021 vẫn còn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn.

Xuất khẩu dệt may 2021 chưa hết khó

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định; ngành này vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và bất định từ xu hướng giảm giá; hàng hóa đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu mới. Tuy nhiên, năm 2021, ngành dệt may vẫn sẽ đặt kế hoạch XK cao nhất 39 tỷ USD.

Đại diện Vinatex kiến nghị, Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn vì năm 2021 bắt đầu vào chu kỳ đầu tư đáp ứng các yêu cầu mới hậu COVID-19.

Xem thêm: Nhóm ngành kinh tế số tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Tạm kết

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam; cho rằng cần xây dựng liên kết chuỗi cho ngành công nghiệp dệt may. Để chủ động nguồn cung, cộng đồng DN cần tiếp tục xây dựng giải pháp liên kết trong nội khối ngành dệt may Việt Nam; nhất là việc chia sẻ thông tin, đơn hàng.

Mặt khác, các DN dệt may kiến nghị; Chính phủ và Bộ Công Thương cần chỉ đạo quyết liệt để hình thành các khu công nghiệp sản xuất phụ trợ; và nguyên liệu cho ngành dệt may. Đây là điều kiện tiên quyết để ngành dệt may giải quyết tốt bài toán về quy tắc xuất xứ trong việc tận dụng ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do.

Nguồn: doanhnghiepvn

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.