Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng chưa từng có trong năm nay

3 phút, 26 giây để đọc.

Việt Nam đang có cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách về kinh tế với các nước trong khu vực. Theo đó, Viện Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của nước ta theo kịch bản cao nhất có thể đạt tới 6.9%.

Cơ hội tăng trưởng từ việc phòng chống tốt dịch bệnh

Theo Báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam, COVID-19 gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Việt Nam nặng nề hơn rất nhiều so với cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính năm 2008. Hai cú sốc khủng hoảng này làm cho tăng trưởng của Việt Nam ở mức thấp nhất là 4.77% năm 1999 và 5.40% năm 2009; cao hơn so với năm 2020 (2.91%). Tuy nhiên, theo đánh giá cú sốc COVID-19 có thể chỉ mang tính tạm thời; và sẽ không kéo dài như hai cú sốc tài chính trước đó.

Kết thúc năm 2020, Việt Nam đã thành công trong việc đạt được “mục tiêu kép”; vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh triệt để.

Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng chưa từng có trong năm nay

Theo ông Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; năm qua, doanh nghiệp phát triển công nghệ học từ xa (edtech) tăng trưởng mạnh chưa từng có. Các ngành công nghệ số quan trọng khác cũng tăng trưởng từ 18% (truyền thông trực tuyến) đến 46% (thương mại điện tử). COVID-19 cũng đã thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số ngành ngân hàng sớm thêm từ 3 đến 5 năm…

Năm 2021, báo cáo cho rằng, mặc dù dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường; nhưng những dấu hiệu tích cực đang dần sáng rõ. Nền kinh tế thế giới sẽ ấm dần lên; kéo theo đó hoạt động đầu tư, thương mại của nền kinh tế nước ta.

Theo mô hình dự báo của Viện Kinh tế Việt Nam; tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam dự báo đạt 5.49% (kịch bản cơ sở), 6.9% (kịch bản cao) và 3.48% (kịch bản thấp). Khả năng đạt được mỗi kịch bản trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới; sự tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Thiết kế chính sách kiến tạo phát triển hơn

Nhóm nghiên cứu cho rằng, trong bối cảnh rủi ro, khó đoán định của giai đoạn tới; các chính sách phải tập trung vào việc cần nhận diện rõ hơn; và cần trả lời rõ hơn câu hỏi các yếu tố đã giúp Việt Nam thành công trong việc đạt mục tiêu kép năm 2020; vậy các yếu tố đó sẽ còn được tiếp tục duy trì không trong năm 2021.

Đồng thời, cần phải tránh chủ quan cho rằng Việt Nam đang ở nhóm tăng trưởng cao nhất thì có nghĩa là nhiều vấn đề về cơ cấu và chất lượng tăng trưởng đã được giải quyết. Trái lại các điểm nghẽn vẫn cần phải được tập trung tháo gỡ một cách quyết liệt.

Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng chưa từng có trong năm nay

Về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn “hậu COVID”; ông Lê Xuân Sang cho rằng; đại dịch là cú huých quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân và một khi bệnh dịch được kiểm soát; thì nỗ lực chuyển đổi số có thể trùng xuống thậm chí ngưng hẳn; nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Do đó, cần xây dựng, triển khai thực hiện sớm Chiến lược chuyển đổi số trong kết hợp với các gói kích thích kinh tế (mới); giải pháp cơ cấu lại ngành/hàng liên quan; đồng thời, xây dựng, thực hiện các quy định/giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hữu hiệu, an toàn.

Nguồn: Vietstock

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.