Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Điều chưa từng bật mí về chỉ số VIX làm điêu đứng nhà đầu tư Việt

3 phút, 48 giây để đọc.

Trạng thái biến động của thị trường chứng khoán năm 2021? Chỉ số VIX có thể làm thay đổi cuộc chơi cổ phiếu bất kỳ thời điểm nào. Nếu như nhà đầu tư không có phương pháp và chiến lược hiệu quả để đưa ra hướng đi phù hợp.

Các tình huống phân tích thị trường dựa vào chỉ só VIX bạn nên quan tâm?

  • Chỉ số thị trường tăng và VIX tăng – báo hiệu nguy cơ đảo chiều giảm có thể xảy ra khi mức tăng; của thị trường đang đi cùng với sợ sự hãi tăng theo. Trường hợp này có thể hiểu nhà đầu tư lo ngại thị trường sắp tạo đỉnh (ít nhất trong ngắn hạn). Vì vậy, nhà đầu tư nên xem xét bán bớt cổ phiếu.
  • Chỉ số thị trường tăng và VIX giảm – báo hiệu đà tăng có thể duy trì khi mức tăng của thị trường đi kèm với sự tự tin của nhà đầu tư (ít sợ hãi). Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
  • Chỉ số thị trường giảm và VIX tăng – báo hiệu tình trạng khủng hoảng xảy ra khi mà sự sợ hãi của nhà đầu tư đang diễn ra trong tình thế thị trường suy giảm. Nhà đầu tư nên bình tĩnh xem xét tình hình, có thể cân nhắc bán cổ phiếu sớm để tránh rủi ro.
  • Chỉ số thị trường giảm và VIX giảm – báo hiệu khả năng thị trường có thể phục hồi khi đà giảm nhưng sự sợ hãi ít đi. Nhà đầu tư lúc này có thể xem xét mua vào cổ phiếu, đây cũng có thể coi là cách tham gia bắt đáy.

Trạng thái biến động và cách phân tích chỉ số VIX năm 2021

Do chỉ số VIX là thước đo của sự sợ hãi của nhà đầu tư nên khi giá trị của VIX tăng đồng nghĩa thị trường có xu hướng giảm và ngược lại. Như vậy, chỉ số này sẽ có báo hiệu ngược với xu thế. Giai đoạn đi ngang (sideway), VIX thường ít biến động. Trong khi đó, khi thị trường có xu hướng rõ ràng uptrend (tăng); downtrend (giảm) thì VIX bắt đầu có sự dao động lớn hơn.

Nhà đầu tư nên xem xét trạng thái biến động lên thị trường.

Trên thực tế, chỉ số VIX biến động rất mạnh khi thị trường gặp những cơn khủng hoảng lớn. Trong đó, ngay đầu năm 2020 là dịch Covid-19 khi chỉ số này tăng cao; lên mức kỉ lục trên 80 điểm. Cách đây nhiều năm, một đợt tăng mạnh khác xảy ra vào giai đoạn 2008; 2009 khi khủng hoảng tài chính diễn ra.

Thị trường cũng chứng kiến nhiều đợt chỉ số này tăng cao khác vào thời điểm khủng hoảng nợ; công tại châu Âu năm 2010, khủng hoảng tài chính tại Italy hay thời điểm hậu Brexit

Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta có thể quan sát chỉ số S&P 500; và Dow Jones để thấy rõ sự biến động ngược chiều của VIX. Theo đó, các điểm chấm đỏ tại hình dưới đây là hai thời kỳ chỉ số này có giai đoạn giảm cao nhất (Khủng hoảng tài chính 2008, 2009 và dịch Covid-19 năm 2020).

Xem thêm: Bài toán nhà đầu tư giảm lãi suất trái phiếu năm 2021

Lời kết

Trạng thái biến động của các chỉ số VN-Index tại thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung; đặc biệt vào các giai đoạn lớn trên. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ lưỡng có thể đây là những cơ hội tham gia thị trường; nếu diễn biến được cải thiện (xét theo thực tệ tại thời điểm năm 2020 nếu dịch Covid-19 được dập tắt hoàn toàn). Nhà đầu tư sẽ có cơ hội để mua vào nhiều cổ phiếu tốt với mức giá rẻ hơn

Dù vậy, điều quan trọng cần làm là bình tĩnh quan sát; không vội vàng và ra vào thị trường đúng thời điểm. Lịch sử chỉ ra rằng các chỉ số chứng khoán sẽ tăng mạnh mẽ; trở lại sau giai đoạn khủng hoảng và chỉ số báo hiệu sự sợ hãi VIX cũng giảm đi theo chu kỳ phục hồi. Đây cũng là biểu thị của một chu kỳ kinh tế với các giai đoạn; tăng trưởng, đạt đỉnh, suy thoái, phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Nguồn:thebank.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.