Thị Trường Thông Tin Doanh Nghiệp

Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

4 phút, 45 giây để đọc.

Với ước tính tín dụng năm 2020 tăng 11% so với 2019, Ngân hàng Nhà nước đang đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 vào khoảng 12%. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng đến tài chính toàn diện.

Xem thêm: Xuất khẩu dệt may 2021 liệu sẽ khởi sắc?

Chiến lược tài chính toàn diện mang tầm quốc gia

Thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia vừa được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 149/QĐ-TT ngày 22/1; Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 24/7/2020; liên quan đến Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến 2025; định hướng đến 2030. Trong đó đặt ra yêu cầu; chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể để triển khai chiến lược của toàn ngành ngân hàng. Theo đó, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng an toàn các sản phẩm; dịch vụ tài chính phù hợp.

Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp được ngành ngân hàng chú trọng thực hiện bao gồm; (1) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện. (2) Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng; kênh phân phối hỗ trợ cho mọi người dân và DN tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, với chi phí hợp lý. (3) Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản; hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện. (4) Hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính; tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện. (5) Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Chính sách tín dụng hướng tới những đối tượng mục tiêu

“Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; và các đối tượng chính sách” là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược. Thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian qua, bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động; linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác; Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai nhiều chính sách tín dụng hướng đến lĩnh vực nông nghiệp; nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các đối tượng chính sách.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn

Đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn 

Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai thực hiện từ năm 1999; đến nay đã không ngừng được hoàn thiện với nhiều cơ chế, phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng; pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn với nhiều cơ chế ưu đãi nổi bật như: (1) Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân; hộ gia đình sản xuất nông nghiệp lên tối đa 100 triệu đồng; đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tối đa 3 tỷ đồng. (2) Quy định chính sách tín dụng khuyến khích; thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết; ứng dụng công nghệ cao (như cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 70-80% giá trị của dự án liên kết theo chuỗi giá trị). (3) Quy định cơ chế xử lý nợ trong trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan, thiên tai, dịch bệnh.

Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện DNNVV được bình đẳng trong tiếp cận vốn như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế; khung khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, các cơ chế, chính sách tín dụng không ngừng hoàn thiện; tạo thuận lợi cho đối tượng này trong tiếp cận vốn vay; tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm; dịch vụ tài chính, ngân hàng phù hợp với quy mô, đặc thù hoạt động của DNNVV.

Đặc biệt, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đơn giản hóa thủ tục cho vay. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19; NHNN đã ban hành các cơ chế như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; giảm phí thanh toán; chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn cả nước; tạo thêm kênh “tiếp vốn” quan trọng giúp các DN được tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Nhờ đó, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV cuối năm 2020 ước đạt gần 1,8 triệu tỷ đồng; tăng 11% so với cuối năm 2019, tăng gấp 1,5 lần so với cuối năm 2016; chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Nguồn: Vneconomy

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.