Sức Khỏe Vận Động Thể Thao

Đau đầu gối xảy ra như thế nào, điều trị ra sao?

7 phút, 11 giây để đọc.

Tham gia các trò chơi thể dục thể thao giúp chúng ta rèn luyện được sức khỏe nhiều hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc có sức khỏe cũng có những nguy cơ chấn thương tìm ẩn. Đa phần các trò chơi hiện nay đều cần sự linh hoạt của tay và chân là phần lớn. Chính vì thế đau đầu gối là một trong những chấn thương hàng đầu khi chơi thể thao. Vậy đau đầu gối xảy ra như thế nào, điều trị ra sao mời các bạn tham khảo bài viết này nhé.

Vì sao dẫn đến đau đầu gối

Trong lúc tập luyện, chỉ một cơn đau đầu gối cũng đủ làm tốc độ của bạn chậm lại đáng kể. Cơn đau này không nhất thiết có nguyên nhân bệnh lý hay va chạm mạnh. Trong nhiều trường hợp, chơi thể thao bị đau đầu gối là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau khớp gối khi chơi thể thao như sau:

Bạn vận động quá sức trong lúc chơi thể thao

Nếu không gặp chấn thương nào nhưng vẫn cảm thấy đau đầu gối khi chơi thể thao, rất có thể là do bạn đã vận động quá sức. Hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp sẽ biết cách rèn luyện thể lực dần dần và duy trì phong độ tốt để tránh chấn thương. Tuy nhiên, một số người lại chỉ cảm thấy hài lòng khi đã vận động đến mức mệt nhoài.

Thực chất, loại tập luyện này là phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro. Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.

Bạn vận động quá sức trong lúc chơi thể thao nên đau đầu gối

Quá trình này dần dần tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.

Chấn thương sụn

Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Các xương này liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Bên cạnh đó, lớp sụn được thêm vào nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài.

Đau đầu gối khi chơi thể thao có thể do lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Để chẩn đoán dạng thương tổn này, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang. Nếu sụn gặp chấn thương, ảnh phim chụp sẽ thể hiện rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối. Tình trạng này gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.

Chấn thương dây chằng dẫn đến đau đầu gối

Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối. Việc điều trị chấn thương dây chằng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chấn thương (thường là đứt, giãn dây chằng). Hầu hết các chấn thương dây chằng trong đều được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng.

Đau dây chằng dẫn đến đau khớp gối

Nhiều hành động bị lặp lại

Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động là do thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại, gặp chấn thương do ảnh hưởng từ sức căng lâu ngày. Cho dù các thao tác có hoàn hảo và chính xác đến mức nào thì tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.

Đối với đối tượng vận động viên, chấn thương do sức căng lặp đi lặp lại thường là kết quả của việc tập trung quá nhiều vào một bài tập chuyên biệt cho một nhóm cơ bắp hoặc thực hiện duy nhất một vài động tác trong khoảng thời gian dài.

Thực hiện thao tác giống nhau nhiều lần mà không đủ thời gian phục hồi thì dễ gặp chấn thương. Trong một số trường hợp đau đầu gối khi chơi thể thao, cơ bắp có thể bị ảnh hưởng. Nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.

Những dấu hiệu báo động về tình trạng bị thương nặng

Đau là tín hiệu thông báo cơ thể đang trong trạng thái bất ổn. Dù bị đau khớp gối phải, trái hay cả hai, bạn cũng nên thu xếp đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra nếu:

Vùng da ở vị trí đau đổi màu, có dấu hiệu viêm hoặc các triệu chứng lạ khác.

Cơn đau trầm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động như đi bộ, ngồi xuống hay chỉ nằm im. Bạn cần theo dõi cảm giác đau trong từng trường hợp để trình bày đầy đủ cho bác sĩ.

Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi một vài ngày.

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Sẽ giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với thói quen tập luyện thể thao.

Điều trị đau đầu gối nhẹ như thế nào?

Bạn không nên tiếp tục tập luyện hay thi đấu nếu thấy cơn đau xuất hiện. Bạn có thể thực hiện một số cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao như sau:

Tập trung thư giãn và nghỉ ngơi

Nếu không có chấn thương thì bạn đừng quá lo lắng về cơn đau sau khi chơi thể thao. Các khớp cũng như cơ bắp thường dễ mỏi, đau nhức sau khi tập luyện cường độ cao. Bạn có thể cần 1-2 ngày để cơ thể lấy lại cân bằng. Vì vậy, hãy thư giãn, nghỉ ngơi trong 24 giờ để khớp gối có thời gian “xả hơi”.

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ khỏi đau mà không cần phương pháp điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, vì mỗi người có thời gian hồi phục khác nhau nên nếu thấy cơn đau có cải thiện. Bạn đừng vội quay trở lại tập luyện ngay nhé!

Chườm nóng/chườm lạnh

Một cách chữa đau khớp gối đơn giản mà hữu hiệu đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh giúp giảm sưng tức thì, từ đó làm dịu cơn đau đầu gối. Bạn không nên áp trực tiếp túi chườm hay đá lên da. Mà hãy lót hoặc bọc qua một lớp khăn mềm, cũng như không chườm quá 20 phút một lần.

Khi bị đau đầu gối bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để khắc phục

Trong trường hợp đầu gối chỉ đau và không sưng hoặc đã giảm sưng, chườm nóng sẽ là lựa chọn tốt để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn. Cần lưu ý không nên chườm nóng lúc đầu gối mới bị sưng.

 Hãy cẩn thận khi tham gia các trò chơi thể thao bạn nhé. Nếu đã bị chấn thương thì hãy tham khảo các mẹo trên để khắc phục tạm thời. Tuy nhiên nếu tình trạng quá nặng bạn có thể đến bác sĩ để thăm khám nhé.

Chuyên mục vận động thể thao tại đây.

Theo: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.