8 Lưu Ý Quan Trọng Khi Ăn TỎI Sống Giúp Phòng Ngừa Bệnh Tật
Một loại gia vị thường dùng để ăn hoặc chế biến thức ăn hàng ngày không thể thiếu được trong bếp ăn gia đình hay các nhà hàng, quán ăn,… Đó chính là Tỏi một loài thực vật thuộc họ hành, có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…
Tỏi được con người sử dụng làm chất gia vị, làm thuốc; thậm chí dùng như một loại rau giống những loại họ hàng của nó. Thành phần thường được sử dụng nhiều nhất của cây tỏi là củ tỏi. Chứa nhiều hoạt chất có lợi không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn giúp giữ da và tóc khỏe đẹp.
Thành phần dinh dưỡng từ tỏi
Không những có giá trị cao trong ẩm thực, một gia vị hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tỏi còn là một vị thuốc đặc biệt. Theo tài liệu từ Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam-Bộ Y tế, Cứ 100 gr tỏi sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Tỏi hầu như luôn có mặt trong bếp, mọi nơi,… Do đó việc dùng tỏi để trị bệnh, tăng cường sức khỏe là phương pháp tự nhiên nhưng lại đơn giản, dễ dùng và hiệu quả nhất.
Ăn TỎI đúng cách
Nhiều người cho rằng ăn càng nhiều tỏi sẽ tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tỏi, vì dễ kích thích trực tiếp, có thể gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt. Tỏi sử dụng đúng cách trước hết phải cắt tép tỏi ra thành từng lát. Lát tỏi phải để tiếp xúc tự nhiên với không khí khoảng chừng 15 phút. Sau khi lát tỏi kết hợp với không khí thì mới sinh ra chất tỏi, được gọi là “đại toán tố”. Bản chất tỏi không chống được bệnh ung thư nhưng chất tỏi “đại toán tố” mới chống được bệnh ung thư.
8 lưu ý khi ăn TỎI sống
- Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi (10g). Ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày dễ bị kích thích trực tiếp có thể gây ra chứng loãng máu.
- Khi đang dùng thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel. Không nên đồng thời dùng tỏi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật. Giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
- Phụ nữ khi cho con bú không nên sử dụng tỏi vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng.
- Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi. Có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi. Vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
- Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
- Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
Nguồn: dienmayxanh